"Cậu bé" bằng 1/2 ngón tay út, lỗ tiểu giống con gái, tiểu tiện ngồi... nhưng chàng trai 31 tuổi này vừa được PGS.TS Trần Thiết Sơn trả lại sức mạnh đàn ông với "của quý" dài 12cm.
Từng bị ép lột quần kiểm tra
Nằm trên giường bệnh sau ca phẫu thuật hơn 1 tuần (phẫu thuật ngày 7/10), mặc dù rất đau đớn nhưng gương mặt anh Nguyễn Thị Đ. (31 tuổi, Hà Giang) đầy vẻ mãn nguyện khi được trở về chính mình.
Sở dĩ anh có cái tên con gái “Thị Đ.” là do khi sinh ra, Đ. hoàn toàn không có dương vật, không thấy bìu, chỉ thấy lỗ tiểu hệt con gái. Cha mẹ Đ. vì thế đương nhiên nghĩ anh là con gái không chút hoài nghi. Đ. cho biết, anh cứ sống trong vỏ bọc con gái như vậy cho đến khi lớn hơn, ý thức được bản thân mình là con trai nhưng không sao thoát ra được. Từ đầu tóc, quần áo, giày dép... Đ. đều phải thể hiện mình là con gái. Anh biết yêu 2 cô bạn nhưng chỉ dám yêu thầm vì “họ mà biết tình cảm của mình sẽ xa lánh ngay vì người chẳng giống ai”.
Anh cứ sống như vậy cho đến năm 19 tuổi, mãi không thấy con có kinh nguyệt, trong khi giọng nói, khuôn mặt ngày càng nam tính, gia đình mang Đ. xuống bệnh viện huyện khám. Tại đây, các bác sĩ nói: “Có phải là con gái đâu mà đòi có hành kinh” – anh Đ. nhớ lại.
Được trả lại sức mạnh đàn ông sau hơn 30 năm làm phụ nữ
Từ chỗ dương vật chỉ nhỏ bằng 1/2 ngón tay út, giờ đây "cậu bé" của anh Nguyễn Thị Đ. đã dài 12 cm, đường kính 3cm.
Gia đình cho Đ. đi khám chỉ để biết chắc hơn về con mình, họ không quá ngạc nhiên khi kết quả đứa con gái mình sinh ra thực chất là nam. Từ đó, ra ngoài, anh vẫn mang hình hài con gái, cư xử rất phụ nữ nhưng về nhà được sống đúng bản chất của mình. “Cha mẹ cũng mong muốn tôi được đi phẫu thuật để trở thành người con trai đúng nghĩa nhưng vì không có tiền nên đành chịu cho đến ngày hôm nay”, anh Đ. nói.
Lớn lên, khi đi làm công nhân từ Nam ra Bắc, Đ. cho biết, anh gặp rất nhiều khó khăn khi phải cố che giấu giới tính thật. Mỗi lần thay đổi việc làm, Đ. lại phải chịu ánh mắt dò xét, tò mò của mọi người khi cái tên rõ là con gái nhưng giọng nói, khuôn mặt, vóc dáng lại là của đàn ông dù đã được ngụy trang bằng lớp áo quần, kể cả đồ lót nhưng toàn... “hàng giả”.
“Có nơi mình đến xin việc, họ gây khó dễ và đòi lột quần ra xem. Những lúc ấy mình chỉ biết rơi nước mắt”, Đ. ngậm ngùi.
Vì mang cái tên khai sinh và lý lịch là con gái nên khi đi làm công nhân, Đ. bị xếp vào phòng toàn các công nhân nữ. Ban đầu, các cô gái rất dè chừng nhưng lâu dần thành quen và anh cũng cho biết thêm, từng có công nhân nam ngỏ lời yêu mình nhưng anh phải chạy trốn. Hoàn cảnh buộc anh phải sống nhưng “sống không bằng chết, trai chẳng ra trai, gái chẳng ra gái”.
“Những công nhân nữ khác thay đồ trước mặt, mình không dám nhìn. Vì là đàn ông nên đôi khi cũng có cảm xúc nhất định với cơ thể người này, người kia nhưng mình cũng cố gắng giữ khoảng cách”, anh Đ. tâm sự.
Sau nhiều năm làm công nhân, cộng thêm sự trợ giúp của gia đình, anh Nguyễn Thị Đ. đã tìm đến khoa Phẫu thuật chỉnh hình BV Xanh Pôn - nơi PGS.TS Trần Thiết Sơn làm việc. Tại đây, Đ. đã được trở về là chính mình và anh coi vị bác sĩ này là người cha thứ 2 sinh ra mình thêm một lần nữa.
Sau phẫu thuật, Đ. còn 7 ngày để phục hồi và xuất viện. Ước mơ sau này của anh là được thay tên đổi họ cho ra dáng đàn ông rồi đi thật xa để kiếm việc làm. Chỉ có thế anh mới không phải tiếp tục chịu ánh mắt tò mò của mọi người.
Khả năng “chiến đấu” 24/24
Sở dĩ nói như vậy là vì, PGS.TS Trần Thiết Sơn cho biết, dương vật mới của bệnh nhân Đ. sau khi phục hồi sẽ khác với những dương vật bình thường: không có giai đoạn bị xìu đi, lúc nào cũng trong tình trạng cương cứng 24/24. “Đó cũng là nhược điểm, tuy nhiên còn hơn là đàn ông mà không có cái đó” – tiến sĩ Sơn nói vui.
Nói về tiền sử bệnh nhân Nguyễn Thị Đ., bác sĩ Sơn cho biết, anh bị dạng dị tật đặc biệt, dương vật không phát triển, chỉ bằng1/2 ngón tay út, lỗ tiểu giống con gái, thiếu niệu quản dẫn đến lỗ tiểu… Đối với bác sĩ Sơn, điều quan trọng nhất là Đ. đã tự nhận thức rõ về mình và thấy yêu các cô gái khác. Chính vì những đặc điểm trên, các bác sĩ đã quyết định xét nghiệm nhiễm sắc thể, hormon để xác định lại giới tính cho Đ.
Được trả lại sức mạnh đàn ông sau hơn 30 năm làm phụ nữ
PGS.TS Trần Thiết Sơn (đứng giữa) cùng kíp mổ thăm bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Ảnh: Kinh tế Đô thị
Sau khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ đã phát hiện Đ. có 1 tinh hoàn ở vị trí bình thường, 1 tinh hoàn lạc chỗ trên ống bẹn. Thoạt nhìn, tại lỗ tiểu, tưởng là âm vật nhưng thực chất là di tích tinh hoàn không hoàn chỉnh. PGS.TS Trần Thiết Sơn cùng đồng nghiệp đã quyết định phẫu thuật và trả lại đúng giới tính cho anh.
Nói về ca phẫu thuật, Trưởng khoa Phẫu thật tạo hình BV Xanh Pôn cho biết, phức tạp nhất là ở công đoạn chuyển tinh hoàn lạc chỗ trên ống bẹn xuống đúng vị trí và để nó có thể hoạt động bình thường; sau đó là phần tái tạo thân dương vật; tái tạo niệu đạo mới dẫn từ lỗ tiểu xuống đầu dương vật.
“Sau 9 giờ phẫu thuật với kỹ thuật vi phẫu tích và vi phẫu thuật, chúng tôi đã tạo được phần thân dương vật như bình thường với đường kính 3 cm và chiều dài 12cm; tạo được lỗ tiểu… 7 ngày qua, dương vật đã sống và đang hồi phục tốt”, PGS Trần Thiết Sơn thông báo.
Chiều dài dương vật trung bình của đàn ông Việt Nam khi cương cứng là hơn 10 cm, với chiều dài 12 cm, đường kính 3cm, dương vật của anh Đ. được xếp vào loại “khủng”.
Nói về kỹ thuật tái tạo dương vật bằng phương pháp vi phẫu tích và vi phẫu thuật, PGS Trần Thiết Sơn cho biết, đây là trường hợp thứ 5 mà bệnh viện Xanh Pôn áp dụng thành công, trong khi chưa có bệnh viện nào thực hiện được. Nếu như ở các bệnh viện khác, dương vật của bệnh nhân thường được tái tạo từ lớp da tay thì với phương pháp mới này, "cậu nhỏ" sẽ được làm từ da đùi. Ưu điểm của da đùi sẽ khiến dương vật có cảm giác tốt hơn, chất liệu nhiều hơn và nơi cho nguyên liệu đó sẽ không bị tàn phá nặng. Với những ca phẫu thuật như thế này, bệnh nhân Đ. được hỗ trợ 50% chi phí.
Nguồn:
phòng khám đa khoa