Thursday, December 18, 2014

-   Ung thư tiền liệt tuyến di căn như thế nào?

Khi chẩn đoán ban đầu bệnh này, số bệnh nhân đã bị di căn chiếm khoảng 20 - 30%, trong đó di căn vào xương chiếm 60 - 70% số người bệnh. Di căn vào xương theo thứ tự là xương chậu, đốt sống eo, xương đùi, đốt sống ngực và xương sườn. Khi di căn vào đốt sống ngực và eo, có thể gây chèn ép tủy sống. Ô di căn ở xương chủ yếu có biểu hiện thay đổi tính chất xương, nhưng cũng có thể gây loãng xương. Phân hóa ung thư càng sai khác thì di căn vào xương sẽ càng nhiều.


Các số liệu liên quan cho thấy, những người ung thư tiền liệt tuyến đã cắt bỏ bằng phẫu thuật, khi kiểm tra mô đã chứng thực bệnh biến chỉ giới hạn ở trong màng bao tiền liệt tuyến, thì chỉ có 7% bị di căn vào hạch limpha khoang xương chậu. Khi trong lâm sàng cho rằng, ung thư chỉ hạn chê" ở bên trong tiền liệt tuyến, thì thực tê" đã có 25% sô" bệnh nhân bị di căn vào hạch limpha khu khoang xương chậu; nếu ung thư đã vượt qua màng bao tiền liệt tuyến, thì sô" người bị di căn vào hạch limpha của khu khoang xương chậu sẽ lên tới 25 -75%; nếu ung thư xâm nhập vào màng gân xung quanh bàng quang thì sô" người bị di căn vào hạch litnpha của khu khoang xương chậu có thể tới 80%. Ung thư nguyên phát càng lớn thì tỉ lệ di căn vào hạch limpha khu khoang xương chậu càng cao. Di căn vào hạch limpha xuất hiện sớm nhất ở lỗ đóng và cụm hạch limpha ở bụng dưới, và xuất hiện nhiều trong và ngoài xương chậu, vùng eo, bẹn, tĩnh mạch khoang dưới,
khoang ngực, xương quai xanh trái và hạch limpha dưới nách. Nếu hạch limpha khu khoang xương chậu bị di căn thì hạch limpha ở cạnh động mạch chủ cũng có ổ di căn. Có thể thấy, phân hóa ung thư càng kém, thì tỉ lệ di căn vào hạch limpha càng cao.
Di căn vào nội tạng chủ yếu là tuyến thượng thận, gan, phổi. Trong số những người chết vì ung thư tiền liệt tuyến, có 25% trường hợp là do di căn vào phổi, nhưng về mặt lâm sàng lại thường không có chứng trạng ở phổi.

Do thời gian mang bệnh không đồng nhất, nên nếu không kịp thời chữa trị, chỉ có thể sống được 31 tháng, những người đã di căn chỉ hơn 9 tháng là chết. Trong khi đó, nếu áp dụng phẫu thuật thì có đến 50% số bệnh nhân có thể tiếp tục sống trên 5 năm; những người đã di căn có thể sống đến 5 năm chỉ chiếm 6%.


- Những nhân tố nào làm ung thư tiền liệt tuyến phát triển?

Quy luật phát triển tự nhiên của ung thư tiền liệt tuyến chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Bệnh nhân tuổi càng trẻ thì bệnh phát triển càng nhanh. Ung thư to hay nhỏ, thòi gian tồn tại dài ngắn, cấp độ và loại hình đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhanh hay chậm của bệnh ung thư. Trong sự tác động lẫn nhau giữa cơ quan bị ung thư và ung thư, khả năng miễn dịch của cơ quan bị ung thư có một ý nghĩa nhất định, nếu năng lực miễn dịch của cơ quan đó bị ức chế là ung thư sẽ phát triển. Khi điều trị bằng nội tiết, nếu men axit photphoric mang tính axit trong huyết thanh không giảm xuống cũng có thể dự đoán diễn biến về sau không tốt.


Có thể nói, các nhân tố nói trên đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ung thư tiền liệt tuyến. Xem thêm cách điều trị và thông tin bệnh viêm tuyến tiền liệt

Sunday, December 14, 2014

- Bác sĩ, y tá nên quan tâm đến bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến như thế nào?
Bệnh nhân khi đã mắc bệnh, đặc biệt là biết mình đã bị ung thư tiền liệt tuyến thường sinh ra tâm trạng bi quan, thất vọng, ức chế tâm lý. Vì vậy, bác sĩ, y tá phải hết sức quan tâm đến bệnh nhân, để chiếm được sự tín nhiệm của bệnh nhân, khiến bệnh nhân tin tưởng tuyệt đối, y bác sĩ phải toàn tâm toàn lực tìm ra phương án chữa trị và chăm sóc tốt nhất, chỉ cần bệnh nhân tích cực phôi hợp điều trị là sẽ chiến thắng được  bệnh tật.

Y bác sĩ nên để lại ấn tượng đẹp trong lòng bệnh nhân về thái độ thân thiết, có trách nhiệm, có tay nghề. Từng cử chỉ lời nói của y bác sĩ đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân và niềm tin cũng như lòng dũng cảm chiến đấu với bệnh tật của họ. Điều đó vô cùng quan trọng.

Phải căn cứ vào tình hình cụ thể của bệnh nhân để quyết định xem có nên nói thật tình trạng bệnh của họ hay không. Nói đến mức độ nào thì có thể có lợi cho sự điều chỉnh tính năng động chủ quan cho bệnh nhân, điều này phải xem xét đến tính cách trạng thái tâm lý, khả năng chịu đựng. Nguyên tắc chung là không được khiến bệnh nhân mất niềm tin. Với một số bệnh nhân ý chí kiên cường, có khả năng chấp nhận bệnh tật thì nói sự thật về bệnh tình sẽ rất có lợi cho việc khơi dậy tinh thần tự thân phấn đấu, tích cực chủ động phối hợp điều trị với bác sĩ, thường đạt được hiệu quả rất tốt. Nếu bệnh nhân tương đối mẫn cảm hoặc lo sợ, có thể tạm thời giấu, đợi thời cơ thích hợp sẽ tiết lộ từng ít một, dần dần cho họ biết toàn bộ bệnh tình.


Điều đáng chú ý là, bệnh nhân trước khi biết tình trạng bệnh của mình thường rất mẫn cảm, quan tâm đến những người xung quanh, hi vọng đoán được mình đã mắc bệnh hiểm nghèo gì thông qua lồi nói, hành động của họ, họ sẽ mất bình tĩnh, không thể chủ động phối hợp điều trị, do vậy kết quả điều trị sẽ không tốt, gây bất lợi cho bệnh nhân.
Bác sĩ khi trả lời các câu hỏi của bệnh nhân phải hết sức khéo léo, trong quá trình điều trị nếu bệnh biến triển theo chiều hướng tốt, phải lập tức động viên kích lệ bệnh nhân, tạo cho họ niềm hy vọng. Không được có


vẫn phát triển chậm, chỉ 2% tử vong trong vòng 5-10 năm. Do diễn biến về sau tốt nên thông thường không cần phẫu thuật. Ở giai đoạn A2 nếu không điều trị 30% ung thư lan rộng, 20% tử vong trong vòng 5-10 năm.
Giai đoạn B: nên phẫu thuật trị tận gốc, giai đoạn B1, đa số phân hóa tương đối tốt, khi phẫu thuật phát hiện 5-20% số bệnh nhân di căn hạch, tỉ lệ không mắc ung thư sau 15 năm phẫu thuật là 50-70%. Giai đoạn B2 tiến hành phẫu thuật phát hiện 50% đã xâm nhập vào túi tinh, 25-35% di căn hạch. Nếu khi phẫu thuật không di căn hạch, thì 86% bệnh biến chỉ hạn chế trong tiền liệt tuyến. Bệnh nhân không mắc lại ung thư sau 15 năm phẫu thuật là 25%.

Giai đoạn C: điều trị tương đối khó khăn, 50% số bệnh nhân di căn hạch, khu khoang xương chậu di căn rất rộng trong vòng 5 năm, 75% tử vong trong vòng 10 năm. Thông thường bệnh nhân điểu trị trong giai đoạn c bắt buộc phải phối hợp điều trị bằng phương pháp phóng xạ và nội tiết, tỉ lệ không tái phát trong 5 năm đạt khoảng 60%, trong 10 năm 20%-30%, trong 15 năm đạt 11%.
Giai đoạn D: chủ yếu điều trị bằng phương pháp phóng xạ, phương pháp hóa học và nội tiết. Tỉ lệ không tái phát trong 5 năm là 25%, trong 10 năm là 0%.
90% số bệnh nhân thất bại khi điều trị bằng phương pháp nội tiết ở bất kỳ giai đoạn nào đều tử vong sau năm. Tỉ lệ tử vong trong phẫu thuật là 1-5% (tham khảo thêm câu 217).

Bài Đăng Gần Nhất

Total Pageviews

VIDEO SƯU TẦM ĐÀN HOT

Liên kết hữu ích

Hoàn Cầu

Bài Xem Nhiều

Blog Tâm Sự Con Gái