Tăng sinh tiền liệt tuyến còn gọi là phình to tuyến tiền liệt là loại bệnh mạn tính thường gặp ở nam giới cao tuổi, cũng là loại bệnh thường gặp của khoa tiết niệu như các cơ quan bộ phận khác, tiền liệt tuyến cũng trình phát dục, trưởng thành, suy thoái và lão hóa Sau khi chào đời đến thời kỳ thanh xuân, tiền Tiền liệt tuyến vốn tăng trưởng chậm; sau thòi kỳ thanh xuân tốc độ sinh trưởng nhanh, dần dần phát dục hoàn thiện đến độ tuổi 30-45, thể tích của tuyến giữ ở mức ổn định. Sau đó sẽ xuất hiện 2 xu hướng: một số người có xu hướng co nhỏ, gọn, thể tích tuyến dần dần thu nhỏ Còn một bộ phận khác lại có xu hướng tăng sinh, thể tích tuyến thể dần dần to lên, tạo ra tăng sinh tiền liệt tuyến lành tính.
Vì sao tăng sinh tuyến tiền liệt làm tiểu tiện khó khăn ?
Hoạt động cơ bản của việc thải nước tiểu bình thường là sự phối hợp giữa lực cản niệu đạo và sự co rút của cơ ép bang quang. Khi bị tăng sinh tuyến tiền liệt tuyến, những chỗ chồi về phía niệu đạo làm đoạn niệu đạo tiền liệt tuyến bị gấp khúc kéo dài, co hẹp hoặc tiền liệt tuyến sưng to ép lên cổ bàng quang, gây tắc nghẽn, từ đó làm tăng lực cản ở niệu đạo. Lúc này, cơ niệu ép bàng quang phải co thắt quá mức và phải có áp lực trong bàng quang mới có thể thải hết nước tiểu ra ngoài, từ đó làm cơ niệu ép bàng quang bị phình to, dày lên để bù đắp cho đến khi mất khả năng bù đắp. Như thế, ở bệnh nhân sẽ xuất hiện đi tiểu khó khăn ỏ các mức độ khác nhau.
1. Vị trí của bộ phận tiền liệt tuyến bị tăng sinh cực kỳ quan trọng, tăng sinh ở bộ phận khác nhau sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau đối với đường niệu. Tiền liệt tuyến bình thường được chia thành 5 lá, là lá trước, lá sau, lá giữa và lá hai bên . Có người khi tăng sinh tiền liệt tuyến cả 5 lá đều bị phình to. Có người lại chỉ có 1 hoặc 2 lá bị phình to. Trường hợp hay gặp nhất là tăng sinh lá giữa và lá hai bên; lá trước rất ít khi bị tăng sinh rõ rệt. Khi tăng sinh lá giữa tiền liệt tuyến, sẽ làm phần đáy của bàng quang nâng lên, làm cửa trong niệu đạo dịch vị trí trở thành hình tam giác, có chỗ khi tiền liệt tuyến chồi về phía khoang bàng quang, ngay ở thời kỳ đầu đã có thể gây đi tiểu khó ở mức độ nghiêm trọng. Khi tăng sinh 2 lá bên tiền liệt tuyến chỉ làm cho niệu đạo sau bị chèn ép và kéo dài, ở thời kỳ đầu triệu chứng đi tiểu khó khăn không rõ rệt. Nếu niệu đạo bị tổn thương mất khả năng phình giãn để bù đắp, sẽ xuất hiện các loại triệu chứng đi tiểu khó khăn.
2. Khả năng bù đắp của bàng quang cũng là nhân tố không thể coi thường. Nếu chức năng của bàng quang tốt, sẽ có khả năng bù đắp nhất định, thì cho dù chỗ tiền liệt tuyến bị tăng sinh chèn ép cổ bàng quang và niệu đạo sau, vẫn có thể làm tăng năng lực thông nước tiểu, bệnh nhân có thể không có biểu hiện đi tiểu khó khăn; Nhưng nếu khả năng bù đắp của bàng quang rất kém, thì dù chỉ bị tăng sinh tiền liệt tuyến ở mức độ nhẹ, cũng xuất hiện đi tiểu khó khăn rất rõ ràng nhiễm lạnh, uống rượu, nhịn đái hay bị các nguyên nhân khác gây ra hưng phấn thần kinh giao cảm, tất nhiên sẽ làm tắc nghẽn nặng thêm. Lúc này bệnh nhân rất muốn đi tiểu nhưng lại khổ sở vì không đi tiểu được, từ đó làm cho tiền liệt tuyến vốn đã bị tăng sinh lại bị thêm sung huyết phù thũng rồi dẫn đến ứ đọng nước tiểu cấp tính.
Hiện nay, căn cứ lý luận quan trọng để giải thích hiện tượng ứ đọng nước tiểu cấp tính là: Trong cơ trơn và nang tiền liệt tuyến ở người có chứa rất nhiều thụ thể tuyến thượng thận a, còn lượng thụ thể lại rất ít. Sau khi bị kích thích, thụ thể p sẽ làm sự co rút về trương lực của tuyến thể tăng lên, vì vậy tăng sinh tiền liệt tuyến sẽ gây tắc nghẽn cửa ra của bàng quang- Ngoài yếu tố chèn ép cơ học của các mô bị tăng sinh ra, còn có một yếu tố động lực làm tăng trương lực và tíu rút của các mô cơ bắp và tuyến nang. Nhân tố cơ học phát triển dần dần, còn nhân tố động lực thì tuỳ theo kích thích thần kinh giao cảm có hay không, mạnh hay yếu mà gây các phản ứng khác nhau, do đó trạng thúi đi tiểu của bệnh nhân có thể có lúc tốt, lúc xấu, điều đó đã được các nghiên cứu cụ thể tuyến thượng thận trong tiền liệt tuyến mấy năm gần đây chứng minh.
Bạn nên xem thêm: Hỏi đáp về bệnh viêm tuyến tiền liệt ?
0 comments:
Post a Comment